Cục dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve-FED)
- Quá trình chuyển đổi:
Tại Mỹ đã xảy ra Siêu lạm phát trong giai đoạn 1970s và nguyên nhân xuất phát từ tiền tệ (Orphanides và Porter, 2001)45, cũng nhƣ ảnh hƣởng của giá dầu. Do đó, từ cuối năm 1970, FED bắt đầu xây dựng lộ trình điều hành M1 và M2 và từ năm 1975 chính thức công bố mục tiêu tăng trƣởng cung tiền theo Nghị quyết của Quốc hội Mỹ nhằm giảm dần lạm phát. Đến năm 1979, FED bổ sung mục tiêu tiền dự trữ của các NHTM. Tuy nhiên trên thực tế, FED lại không ƣu tiên mục tiêu khối lƣợng mà chú trọng vào giảm tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất (Mishkin, 2000), phản ánh qua chỉ tiêu M1 đã không giảm về mức mục tiêu mà thực tế có xu hƣớng tăng. FED đã không kiểm soát đƣợc tiền tệ trong vòng nhiều năm (giai đoạn từ 1979 đến 1982), trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, kéo lạm phát tăng mạnh. Hơn nữa, mối quan hệ giữa khối lƣợng tiền với GDP danh nghĩa, và với lạm phát đã bị phá vỡ, làm tăng lo ngại rằng mục tiêu khối lƣợng không còn hữu ích trong việc định hƣớng thực thi CSTT. Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát lạm phát, FED đã dần từ bỏ mục tiêu khối lƣợng và chính thức tuyên bố không đặt mục tiêu M1 vào đầu năm 1987. Sau khi chứng kiến sự sụp đổ của thị trƣờng chứng khoán (tháng 10/1987), Ủy ban nghiệp vụ thị trƣờng mở Mỹ (Federal Open Market Committee-FOMC) bắt đầu quay trở lại nhắm mục tiêu lãi suất FFR (Meulendyke, 1998). Tháng 7/1993, FED từ bỏ hoàn toàn mục tiêu tiền tệ (M2, M3) và chuyển hẳn sang mục tiêu FFR để định hƣớng cho việc thực thi CSTT.
- Cơ chế điều hành lãi suất:
Cho đến nay, về cơ bản, điều hành CSTT của FED nhằm đạt đƣợc ba mục tiêu chính do Quốc hội đề ra: tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả và ổn định lãi suất trung dài hạn. FED tham gia trên thị trƣờng FED Funds (chính là thị trƣờng dự trữ ngân hàng – market for bank reserves) và đóng vai trò là ngƣời cung ứng dự trữ và thiết lập mức lãi suất FFR.
- Về lãi suất mục tiêu: FED lựa chọn lãi suất FFR là mức lãi suất mục tiêu và điều hành các công cụ CSTT để hƣớng lãi suất thị trƣờng theo mức mục tiêu. FED xác định và công bố lãi suất mục tiêu Fed fund rate -FFR (là mức lãi suất bình quân, xác định trên cơ sở lãi suất cho vay qua đêm trên TTLNH) với vai trò định hƣớng lãi suất TTLNH có thể gọi là lãi suất LSCS). FED thực thi CSTT thông qua việc điều chỉnh tăng hoặc giảm FFR, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn cung tín dụng và lãi suất tín dụng trong nền kinh tế, qua đó ảnh hƣởng đến cầu của hàng hóa và dịch vụ của dân chúng và các doanh nghiệp thông qua cơ chế tác động của CSTT đến lãi suất thực, đến tổng cầu và cuối cùng là tác động đến tăng trƣởng, việc làm và lạm phát.
Thị trường Fed Funds (Fed Funds Market) là TTLNH đối với các khoản cho vay/đi vay số dƣ tài khoản tiền gửi của các định chế nhận tiền gửi tại FED. Thị trƣờng FED Funds có đặc điểm là nơi cung cấp các khoản tín dụng không có tài sản bảo đảm, thƣờng là cho vay qua đêm, việc thanh toán đƣợc thực hiện ngay trong ngày và việc thực hiện các giao dịch Fed Funds có tính chất bán buôn giữa các ngân hàng lớn thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các nhà môi giới tiền tệ. Việc vay mƣợn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn trong thanh toán, tránh tình trạng thấu chi và đáp ứng yêu cầu DTBB. Hầu hết các giao dịch thực hiện qua điện thoại, một số giao dịch thực hiện qua mạng Reuters và Bloomberg. Các nhà môi giới thƣờng xuyên yết giá cập nhật trên màn hình điện tử nối mạng với các ngân hàng.
Đặc biệt, FED cung cấp hệ thống thanh toán vi tính hóa (mạng Fedwire) để xử lý và theo dõi các giao dịch riêng biệt. Ngoài ra, FED có trang Web thu thập các số liệu cũng nhƣ lãi suất trên thị trƣờng FED Funds. Hàng ngày, FED New York có bộ phận dự báo cung cầu FED Funds để thực hiện OMOs và có mạng theo dõi các hoạt động vay mƣợn FFR, công bố lãi suất FFR hữu hiệu hàng ngày trên cơ sở tính bình quân gia quyền các giao dịch thực hiện bởi các nhà môi giới chính.
- Mô hình hành lang lãi suất: Theo đó, từ giữa những năm 1990, FED đã thiết lập hành lang lãi suất trung bình với mức trần của hành lang là lãi suất chiết khấu cao hơn mức lãi suất mục tiêu FFR + 0,5% và mức sàn là lãi suất DTBB thấp hơn mức lãi suất mục tiêu FFR là -0,5% và mức lãi suất mục tiêu FFR nằm ở vị trí trung tâm hành Sau khủng hoảng 2008, FOMC nhận thấy khả năng thực hiện mục tiêu lãi suất FFR khó đạt đƣợc nên từ tháng 10/2008, FED đã tuyên bố trả lãi suất cho các khoản dự trữ vƣợt và hƣớng tới khung khổ hành lang lãi suất sàn (Phụ lục 2).
- Về sử dụng công cụ CSTT:
Trƣớc những năm 1990, FED điều hành CSTT thông qua các công cụ truyền thống, bao gồm mua bán TPCP trên OMOs, TCV cho các ngân hàng thông qua kênh chiết khấu, điều chỉnh DTBB nhằm tác động lên mục tiêu trung gian là cung tiền. Từ năm 1993, FED chính thức công bố chuyển sang mục tiêu lãi suất mà cụ thể là lãi suất định hƣớng TTLNH (Federal Funds Target Rate). Theo đó, trong điều kiện bình thƣờng, FED sử dụng chủ yếu 3 công cụ CSTT: OMOs, cho vay chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) và DTBB qua đó tác động đến lƣợng tiền cung ứng và lãi suất nhằm đạt đƣợc mục tiêu CSTT. Trong đó, OMOs đƣợc xem là một công cụ chủ yếu, quan trọng và hiệu quả nhất trong điều hành CSTT; công cụ cho vay chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) và công cụ DTBB có vai trò hạn chế hơn (khủng hoảng tài chính 2008 – FED đã sử dụng các công cụ phi truyền thống- Phụ lục 2). FED chủ yếu thực hiện mua hoặc bán chứng khoán đƣợc chính phủ Mỹ phát hành hoặc bảo lãnh trên OMOs, các hợp đồng mua lại (RPs-Repurchase Agreements) và mua lại đảo ngƣợc (Reserve RPs) để giữ lãi suất TTLNH ở mức hoặc gần mức lãi suất định hƣớng.
Từ tháng 10/2008, FED bắt đầu thực hiện trả lãi tiền gửi dự trữ vƣợt cho các ngân hàng nhằm khuyến khích các ngân hàng nắm giữ dự trữ bổ sung, thay vì duy trì mức dự trữ thấp bởi các ngân hàng có số dƣ tiền gửi dự trữ tại FED lớn sẽ đƣợc ngƣời gửi tiền tin tƣởng rằng tiền gửi của họ đƣợc an toàn. Trên thực tế, các ngân hàng đã tăng dự trữ lên mức rất cao trong năm 2009, vƣợt quá số tiền ký quỹ giao dịch. Việc trả lãi suất dự trữ vƣợt cho các ngân hàng còn đóng vai trò nhƣ một công cụ CSTT của FED bổ sung để tác động đến cung tiền. Bằng cách tăng lãi suất dự trữ, FED có thể khuyến khích các ngân hàng tăng số dƣ dự trữ, do đó làm giảm hệ số nhân tiền và cung tiền và ngược lại.
– Về cơ chế truyền dẫn của FFR: Khi các điều kiện trong nền kinh tế thay đổi, FED thƣờng điều chỉnh lãi suất định hƣớng FFR, từ đó tác động trực tiếp đến lãi suất thị trường; và gián tiếp ảnh hƣởng đến giá chứng khoán, giá các tài sản và tỷ giá hối đoái. Thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp, CSTT sẽ ảnh hƣởng đến quyết định chi tiêu của các hộ gia đình và đầu tƣ của doanh nghiệp, do đó tác động đến tăng trƣởng kinh tế, việc làm và lạm phát để đạt mức mục tiêu mong muốn. FED đƣa ra mức lãi suất FFR định hƣớng và điều chỉnh lãi suất thị trƣờng sát với mức lãi suất mục tiêu FFR thông qua tăng/giảm nguồn cung dự trữ, qua đó tác động đến kỳ vọng của các nhà đầu tƣ về việc FED nâng hoặc hạ mức lãi suất định hƣớng trong tƣơng lai, tạo ra sự thay đổi của các mức lãi suất thị trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu CSTT.
Như vậy, để đạt đƣợc các mục tiêu về tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả, lãi suất dài hạn ở mức vừa phải theo luật định, FED thực thi CSTT bằng cách nâng hoặc hạ lãi suất định hƣớng FFR, phù hợp với điều kiện và triển vọng kinh tế.