Khái niệm lãi suất và nhân tố ảnh hưởng
Khái niệm lãi suất
Lãi suất là mức giá cả mà ngƣời đi vay trả cho việc sử dụng số tiền mà họ vay từ một ngƣời cho vay hoặc một tổ chức tài chính hay đƣợc xem nhƣ một khoản phí trả cho tài sản vay (Crowley, 2007). Đây là những yếu tố kinh tế chính ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế trong nền kinh tế. Theo Irving Fisher ―lãi suất là cầu nối giữa thu nhập và vốn.‖ và ―lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền phải trả trên số vốn vay mƣợn sau một năm‖. Quan điểm Robert J.Gordoncho rằng ―lãi suất là tỷ lệ phần trăm mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay‖. Nhƣ vậy, lãi suất đƣợc hiểu là giá cả của quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà ngƣời sử dụng vốn phải trả cho ngƣời sở hữu vốn (định tính) hay chính là tỷ suất phần trăm giữa tiền lãi và vốn cho vay trong một thời gian nhất định, thƣờng là một năm(định lƣợng).
Ngoài ra, lãi suất còn đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu suất tài chính (Financial performance)16 của các ngân hàng. Theo Mang‘eli (2012), sự biến động của lãi suất thị trƣờng lan rộng gây ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Trong điều kiện nói chung, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng khi mức lãi suất tăng. Ông lập luận rằng hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động vô cùng hữu ích hơn là bị cản trở bởi sự gia tăng lãi suất. Hiệu suất tài chính của các
ngân hàng đƣợc thể hiện dƣới dạng lợi nhuận. Khả năng sinh lời là khả năng của công ty để kiếm mức lợi nhuận hợp lý trên cơ sở vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (Buffett, 2005). Các thƣớc đo lợi nhuận phổ biến nhất là: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on Sale); Tỷ suất thu nhập trên vốn đầu tƣ (Return investment ratios) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (return on equity).
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Trong nền kinh tế thị trƣờng, lãi suất đƣợc hình thành từ quan hệ vay mƣợn vốn lẫn nhau nên thƣờng chịu tác động bởi nhiều nhân tố nhƣ cung – cầu vốn trên thị trƣờng, tỉ lệ lạm phát, mục tiêu CSTT, rủi ro và kì hạn tín dụng, đầu tƣ …. Về cơ bản trong lịch sử kinh tế học, có hai quan điểm về việc xác định nhân tố ảnh hƣởng đến lãi suất nhƣ sau:
- Thứ nhất là quan điểm của lý thuyết cung – cầu quỹ cho vay (LFT- loanable funds theory): Đây là quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển của thế kỷ thứ mƣời chín và đầu thế kỷ hai mƣơi, là cơ sở của lãi suất trong kinh tế vi mô. Theo lý thuyết LFT, tỷ lệ lãi suất đƣợc xác định bởi yếu tố sản xuất thực (tài sản cố định, khả năng trả nợ của ngƣời đi vay) và yếu tố tiết kiệm (bộ phận những ngƣời tiết kiệm sẽ quyết định mức độ sẵn sàng cho vay). Các giả định của lý thuyết này là nền kinh tế đang hoạt động hết công suất; các mức giá cả là không đổi; mức cung tiền là cố định; thị trƣờng có đƣợc thông tin hoàn hảo. Lý thuyết cung –cầu quỹ cho vay giải thích về việc lãi suất sẽ đƣợc xác định nhƣ thế nào khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn. Hiệu quả của những giả định này là để đảm bảo rằng nguồn cung duy nhất của quỹ cho vay là tiết kiệm, trong khi nhu cầu vay duy nhất đến từ đầu tƣ và ảnh hƣởng duy nhất đến cung-cầu quỹ cho vay là lãi suất. Với giả định của lý thuyết LFT là giá cả không đổi, khi đó, lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa là đồng nhất. Vì vậy, sự giải thích về lãi suất thực cũng là sự giải thích cho lãi suất danh nghĩa. Ngoài ra, lãi suất thị trƣờng còn chịu tác động của một số nhân tố khác nhƣ: lạm phát kỳ vọng, lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tƣ, bội chi NSNN… dẫn đến sự dịch chuyển của lãi suất thị trƣờng.
- Thứ hai là quan điểm của lý thuyết ƣa thích thanh khoản (LPT- liquidity preference theory) đƣợc biết đến trong kinh tế vĩ mô, là kết quả của ―Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ‖ của John Maynard Keynes (1936). Ông cho rằng khả năng tiết kiệm của ngƣời dân phụ thuộc nhiều nhất vào mức thu nhập của họ; tiếp đó là lãi suất sẽ vai trò ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của các chủ thể. Sự nhấn mạnh về lãi suất của Keynes chính là liên quan đến tính thanh khoản, Keynes đã chọn giải thích lãi suất nhƣ là kết quả của sự tƣơng tác giữa cung và cầu tiền tệ. Với giả định của cách tiếp cận theo lý thuyết ƣa thích thanh khoản của Keynes nhƣ sau: hành vi của các trung gian tài chính quyết định mức lãi suất danh nghĩa. Lãi suất thực tế sẽ phụ thuộc vào biến động giá cả và khả năng dự báo chính xác mức độ biến động; Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi nhu cầu tiền tƣơng quan với nguồn cung của nó; Nhu cầu về tiền phụ thuộc vào mức giá và tốc độ của nền kinh tế nhƣng nó cũng phụ thuộc vào cầu tích lũy tiền nhƣ một tài sản an toàn trong một thế giới biến động; Mức độ bất ổn của các trung gian tài chính là khác nhau, dẫn đến biến động về nhu cầu về tiền và kéo theo lãi suất danh nghĩa; Cung tiền là độc lập với nhu cầu của nó và đƣợc giả định là cố định bởi các hành động của cơ quan quản lý tiền tệ.
Như vậy, lãi suất là công cụ kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, được NHTW sử dụng để kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế (Corb, 2012). Lãi suất tăng hay giảm được giải thích bởi lý thuyết về cung cầu vốn vay hay cung cầu về tiền tệ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành của lãi suất là do thị trường quyết định, các chủ thể tự do cạnh tranh và cung cầu sẽ tự điều chỉnh về mức lãi suất cân bằng. Tuy nhiên, nếu để thị trường tự điều tiết, không có sự kiểm soát của Nhà nước sẽ dẫn đến các hạn chế như tình trạng cạnh tranh khiến lãi suất tăng cao, tình trạng ép giá xảy ra…., dẫn đến hạn chế đầu tƣ, thu hẹp sản xuất, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các TCTC, gây mất ổn định thị trường …, vì vậy, cần phải có sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động của thị trường.