Ngân hàng trung ương Philippines (BSP):
- Quá trình chuyển đổi: Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, BSP cũng là một trong những nƣớc chuyển từ khung khổ mục tiêu tiền tệ sang khung khổ LPMT (tháng 1/2002) để nâng cao hiệu lực điều hành CSTT và phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, mục tiêu CSTT của BSP là “thúc đẩy sự ổn định về giá để tăng trƣởng kinh tế cân bằng và bền vững”. Việc điều hành CSTT theo khung khổ LPMT để nhằm đạt đƣợc mức lạm phát thấp và ổn định, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế (từ ngày 9/7/2010, BSP công bố chuyển từ mục tiêu lạm phát cố định hằng năm sang mục tiêu lạm phát cố định trung hạn ở mức từ 4,0% ± 1% cho giai đoạn 2012-2014; và giai đoạn 2016 – 2018 là ở mức 3,0% ± 1,0 %) và sử dụng lãi suất làm mục tiêu hay công cụ chính để vận hành khung khổ
- Về cơ chế điều hành lãi suất
Về mô hình lãi suất: Nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế truyền tải CSTT, từ ngày 3/6/2016, BSP đã chính thức áp dụng hệ thống hành lang trung tâm để định hƣớng các lãi suất thị trƣờng ngắn hạn theo LSCS (là lãi suất mua lại đảo ngƣợc qua đêm của BSP), tƣơng ứng với cặp lãi suất trần – sàn là lãi suất cho vay – lãi suất tiền gửi qua đêm (từ ngày 20/6/2018, LSCS ở vị trí trung tâm tăng 0,25% lên mức là 3,5%; biên độ lãi suất trần- sàn tƣơng ứng ± 0,5%). Hệ thống hành lang lãi suất này đã giúp tăng cƣờng mối liên kết giữa điều hành CSTT của BSP và thị trƣờng tài chính, qua đó tác động đến nền kinh tế thực.
– Về sử dụng công cụ CSTT: Để đảm bảo đạt đƣợc mức LPMT, BSP sử dụng một bộ công cụ CSTT để điều hành CSTT, bao gồm: Lãi suất mua lại đảo ngƣợc qua đêm (Overnight Reverse Repurchase – RRP) trên OMOs là công cụ CSTT quan trọng hàng đầu của BSP, đồng thời BSP kết hợp sử dụng các công cụ khác để điều tiết thị trƣờng bao gồm: công cụ tiền gửi có kỳ hạn (Term Deposit Facility-TDF); các công cụ dự phòng thanh khoản (Cho vay qua đêm – Overnight Lending Facility- OLF) và tiền gửi qua đêm -overnight deposit facility – ODF); yêu cầu DTBB; Mua/bán chứng khoán của Chính phủ, hoán đổi ngoại tệ Swaps trên OMOs.
– Cơ chế truyễn dẫn: Những cải tiến về khung khổ CSTT và thiết lập hành lang lãi suất làm công cụ chính trong điều hành CSTT của BSP trong những năm gần đây đã giúp tăng cƣờng cơ chế truyền dẫn CSTT, qua đó giúp kiểm soát tổng cầu và mục tiêu cuối cùng là lạm phát thông qua năm kênh cơ bản, bao gồm: kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh tín dụng, kênh giá tài sản và kênh kỳ vọng (theo Sơ đồ 2.5).
BSP có thể kiểm soát tốt hơn đối với các lãi suất kỳ hạn dài hơn trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng ổn định hơn, tăng cƣờng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, bổ sung nhiều công cụ tài chính cho thị trƣờng vốn trong nƣớc nhằm giúp các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc quản lý thanh khoản và phân phối lại các rủi ro, áp dụng các biện pháp tài chính thay thế. Việc BSP cắt giảm các khoản vay gần đây đã thúc đẩy thị trƣờng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn, giúp hành vi đầu tƣ và chi tiêu của các chủ thể phản ứng nhanh hơn với thay đổi lãi suất. Việc hợp nhất các ngân hàng cũng có thể làm tăng hiệu quả của kênh truyền dẫn lãi suất nếu tăng hiệu quả hoạt động và giảm đƣợc chi phí vận hành.
Như vậy, mô hình điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất của NHTW các nước trên được thực hiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, mục tiêu hàng đầu của CSTT là lạm phát (ổn định giá cả), lãi suất đã được tự do hóa, hệ thống ngân hàng phát triển và được quản trị phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nền kinh tế không bị đô la hóa hoặc ở mức thấp. Theo đó, việc điều hành CSTT được thực hiện thông qua lãi suất thay cho khối lượng để kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu, tạo điều kiện cho lãi suất ở mức thấp và biến động trong phạm vi hành lang lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và ổn định hệ thống tài chính . Đối với Việt Nam, đang trong quá trình phát triển, chƣa đáp ứng đƣợc các điều kiện trên nên cần áp dụng những kinh nghiệm phù hợp để từng bƣớc hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đáp ứng yêu cầu thị trƣờng và sự phát triển của nền kinh tế.