Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT):
- Quá trình chuyển đổi:
Sau khi từ bỏ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định vào tháng 7/1997, BOT đã quyết định sử dụng lãi suất (lãi suất thực) làm công cụ chính trong điều hành CSTT và đến nay quốc gia này đã theo đuổi khung khổ LPMT những lãi suất vẫn đƣợc xem là công cụ quan trọng trong điều hành CSTT. Từ tháng 5 năm 2000, BOT đã thông qua khung khổ mục tiêu lạm phát linh hoạt (Flexible Inflation Targeting – FIT) và sử dụng lãi suất làm công cụ điều hành chủ yếu của CSTT sau khi chế độ tỷ giá hối đoái cố định vào tháng 7 năm 1997 thất bại và kết thúc khung khổ mục tiêu tiền tệ tạm thời theo chƣơng trình của IMF từ năm 1997 – 2000. Theo cơ chế FIT, BOT không chỉ đặt mục tiêu giữ lạm phát trong biên độ mục tiêu (mục tiêu lạm phát cơ bản ban đầu của BOT nằm trong biên độ từ 0.5 – 3.0% theo năm, nhƣng kể từ năm 2016 đến nay, BOT đặt mục tiêu lạm phát trung hạn ở mức trung bình 2,5% ± 1,5% hàng năm)51.
- Về cơ chế điều hành lãi suất:
– Về lãi suất chính sách (Policy Interest Rate) là lãi suất Repo song phƣơng – Bilateral repurchase agreement – BRP (từ tháng 5/2000 đến 12/2006 sử dụng lãi suất Repo kỳ hạn 14 ngày; từ 1/2007 chuyển sang lãi suất Repo kỳ hạn 1 ngày) để đảm bảo nền kinh tế có thể tăng trƣởng phù hợp với tiềm năng trong khi vẫn đảm bảo ổn định tài chính và ổn định kinh tế. Trong mỗi cuộc họp của Ủy ban CSTT (MPC) diễn ra định kỳ 6-8 tuần, MPC cân đối giữa rủi ro tăng trƣởng, rủi ro lạm phát và các rủi ro tài chính trƣớc khi đƣa ra các quyết định về lãi suất điều hành. Tiếp đó, MPC phát tín hiệu thay đổi CSTT bằng cách đƣa ra thông báo về việc thay đổi LSCS.
Về sử dụng công cụ CSTT: Để triển khai quyết định về lãi suất điều hành của MPC, BOT thực hiện các giao dịch tiền tệ để quản lý thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và neo mức lãi suất ngắn hạn gần với Hiện tại, BOT sử dụng 4 loại giao dịch thị trƣờng mở (OMOs) gồm: nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Repo) song phƣơng (BRP), mua/bán hẳn chứng khoán nợ của Chính phủ (outright purchase/sale of debt securities), phát hành trái phiếu và tín phiếu NHTW, và các giao dịch Swap hối đoái. Bên cạnh đó, BOT còn phối hợp với các công cụ CSTT khác để thực hiện quyết định về lãi suất của MPB bao gồm: yêu cầu DTBB và các công cụ dự phòng hỗ trợ thanh khoản (standing facilities).
Về cơ chế tác động: Với việc theo đuổi khung khổ LPMT, thiết lập các công cụ CSTT để thực hiện mục tiêu đó, BOT đã dựa trên cơ chế truyền dẫn CSTT để đạt được mục tiêu LSCS: Sau khi MPB đƣa ra mục tiêu lạm phát, BOT điều chỉnh LSCS để đạt đƣợc mục tiêu này bởi các công cụ trên OMOs. Lãi suất chính sách thay đổi sẽ ảnh hƣởng toàn bộ nền kinh tế thông qua 05 kênh truyền dẫn chính, bao gồm lãi suất, tài sản, tín dụng, tỷ giá và kênh kỳ vọng, nhằm giữ lạm phát ở mức mục tiêu (sơ đồ 2.4).