Xác định mức lãi suất mục tiêu
Như đã đề cập, do có độ trễ về mặt thời gian để những thay đổi của lãi suất có thể tác động đến nền kinh tế nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của CSTT nên các NHTW cần xác định mức LSMT làm cơ sở tham chiếu trong điều hành CSTT. Quy tắc CSTT đƣợc biết đến nhiều nhất để định hƣớng mức LSMT là Quy tắc Taylor (1993) do nhà kinh tế học John B. Taylor phát triển bằng cách mô phỏng kết quả các hoạt động kinh tế của các quốc gia thuộc nhóm G7 dựa trên giá cả và sản lƣợng thực tế – là các mục tiêu kinh tế nói chung của hầu hết các NHTW nên sẽ tốt hơn các quy tắc dựa trên khối lƣợng tiền hoặc tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, Quy tắc Taylor (TR) đã được phát triển từ các thông tin số liệu do FED cung cấp và độ chính xác của nó đã đƣợc so sánh với mức lãi suất mục tiêu Fed fund rate- FFR thực tế của FED trong thập niên trƣớc khi quy tắc đƣợc công bố. Quy tắc này đƣợc sử dụng trong 2 trƣờng hợp: (i) lãi suất đƣợc xem là yếu tố đầu vào khi thiết kế chính sách; (ii) lãi suất đƣợc dùng để mô tả đặc tính quan trọng liên quan giữa lạm phát với việc làm, mức giá và sản lƣợng thực tế .
Về hình thức: Quy tắc Taylor (Taylor rule- TR) cung cấp độ tin cậy đủ để các NHTW ra các quyết định về chính sách lãi suất hay bao quát hơn là CSTT, điều này đã đƣợc chứng minh qua các nghiên cứu và ứng dụng quy tắc Taylor trên toàn thế giới. CSTT thƣờng đƣợc quyết định bởi hai cách thức – hoặc chủ động, tùy ứng (discretion) hoặc tuân theo quy tắc chính sách (policy rule). Taylor (1993) cho rằng đa số đồng ý hoạch định chính sách theo quy tắc có nhiều lợi thế hơn so với chính sách tùy ứng trong điều hành nền kinh tế. Chính sách theo quy tắc là một bản kế hoạch dự phòng kéo dài (chỉ thay đổi khi có điều kiện rõ ràng) mang hai đặc điểm sau: (i) Cung cấp chỉ dẫn cho chính sách điều hành trong tƣơng lai; (ii) Có ý nghĩa hoạt động thực tế hơn là áp dụng máy móc, không nhất thiết phải thiết lập cố định các công cụ chính sách.
Về nội dung: Theo TR, “lãi suất chính sách cần điều chỉnh phù hợp với thay đổi của độ lệch sản lượng (output gap – độ lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế trong một thời kỳ) và độ lệch lạm phát (độ lệch giữa mức lạm phát thực tế và mức LPMT) trong nền kinh tế”. Mặc dù phƣơng trình thực tế của TR có thể có các dạng khác nhau, tùy thuộc vào những mục tiêu ƣu tiên quan trọng hơn mà các NHTW lựa chọn và sự ổn định của lãi suất thực dài hạn, nhƣng nhìn chung phƣơng trình tổng quát có dạng nhƣ sau:
Nhƣ vậy, Taylor đƣa ra quy tắc thiết lập lãi suất mục tiêu của NHTW dựa trên 4 yếu tố: tỷ lệ lạm phát hiện tại; lãi suất thực dài hạn; độ lệch giữa LPMT và lạm phát thực; và các tham số phản ứng chính sách (reaction parameters) hay độ lệch giữa tăng trƣởng GDP thực và GDP danh nghĩa. Trong đó, mối quan hệ giữa hai yếu tố đầu tiên là tỷ lệ lạm phát hiện tại và lãi suất thực đƣa ra gợi ý cho NHTW trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát hiện tại ở mức nào để đảm bảo nền kinh tế đạt mức sản lƣợng tiềm năng. Ngoài ra, quy tắc Taylor sử dụng ―lãi suất thực cân bằng cho thấy .lãi suất thực đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng CSTT‖. Mặc dù lãi suất danh nghĩa của NHTW.
là công cụ hoạch định và điều hành CSTT nhƣng lãi suất thực lại có tác động trực tiếp tới các quyết định đầu tƣ và sản xuất của cả nền kinh tế. Các yếu tố thứ ba và thứ tƣ trong quy tắc Taylor là độ lệch của lạm phát và độ lệch sản lƣợng cho thấy mục tiêu trong việc ―hoạch định CSTT hƣớng tới mục tiêu duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định trong khi vẫn đảm bảo thúc đẩy tăng trƣởng bền vững‖.
– Về ý nghĩa: Trên thực tế, quy tắc Taylor đƣợc dùng để định hƣớng về LSCS, làm cơ sở để các NHTW quyết định mức lãi suất phù hợp với từng thời kỳ kinh tế. Quy tắc Taylor giúp các NHTW có cái nhìn hợp lý hơn về mức LSCS nên áp dụng trong điều hành CSTT theo hƣớng thắt chặt hay nới lỏng và biên độ điều chỉnh. Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ lạm phát cao (tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn mức mục tiêu, độ lệch lạm phát là dƣơng); nền kinh tế có xu hƣớng tăng trƣởng nóng (độ lệch giữa sản lƣợng dƣơng), dẫn đến gia tăng lạm phát, NHTW cần phải tăng LSCS lên với mức đủ lớn để kiềm chế lạm phát hoặc giảm LSCS xuống trong giai đoạn tập trung phát triển kinh tế. Hiệu quả của quy tắc Taylor là bởi tính đơn giản, trực giác và tập trung vào lãi suất ngắn hạn nhƣ là một công cụ của CSTT (Asso, Kahn, và Leeson, 2010). Cần lưu ý rằng khi tỷ lệ lạm phát thực tế vượt quá mức mục tiêu, áp dụng TR, NHTW sẽ phải tăng lãi suất mục tiêu thêm 1,5% tương ứng với mỗi phần trăm tăng của tỷ lệ lạm phát thực tế và giả định rằng không có chênh lệch sản lượng.
Đồng thời, khi vận dụng TR, một số quốc gia, đặc biệt là đối với các nền kinh tế nhỏ, NHTW thƣờng sửa đổi Quy tắc để bao hàm cả sự biến động về tiền tệ hoặc kiểm soát luồng vốn, và nhiều NHTW cũng thay đổi hệ số của mức chênh lệch lạm phát (0,5) và chênh lệch sản lƣợng đầu ra (0,5), điều này tùy thuộc vào việc NHTW lựa chọn mục tiêu nào là quan trọng hơn hoặc phù hợp hơn đối với họ. Ngoài ra, các yếu tố về khung pháp lý của CSTT, dạng quy tắc Taylor sử dụng (hƣớng về tƣơng lai hay nhìn về quá khứ), việc chọn lựa quy tắc chính sách (công cụ – instrument rules hay mục tiêu – targeting rules) trong quá trình ra quyết định về CSTT và công bố thông tin của NHTW cũng nên đƣợc xem xét trong việc vận dụng quy tắc Taylor tại các nền kinh tế mở có qui mô nhỏ (Asso, Kahn, và Leeson 2010).
– Về ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, do đó, giúp tăng cƣờng tính minh bạch và khả năng giải trình cho NHTW. TR cho phép điều chỉnh linh hoạt trọng số của sản lƣợng và lạm phát phù hợp với mục tiêu trọng tâm của NHTW trong việc quyết định lãi suất điều hành. Điều này có ý nghĩa với các NHTW sử dụng cơ chế điều hành CSTT theo mục tiêu lạm phát vì vẫn có thể dễ dàng điều chỉnh trọng số của mục tiêu lạm phát so với mục tiêu tăng trƣởng trong từng thời kỳ. Các nhà kinh tế cũng phát hiện ra rằng quy tắc có thể hoạt động tốt hơn nếu dự báo đƣợc giá trị lạm phát trong tương lai và độ lệch sản lƣợng (so với sản lƣợng tiềm năng), thay vì xem xét lạm phát trong quá khứ và mức sản lƣợng hiện tại.
+ Nhược điểm: Không tính tới và đƣa vào mô hình các diễn biến bất thƣờng và các điều kiện kinh tế vĩ mô khác ngoài tăng trƣởng, lạm phát có thể tác động đến lãi suất nhƣ một cuộc tấn công khủng bố; cũng không thể phản ánh chính xác những thay đổi của nền kinh tế do các yếu tố khác (nhƣ việc mở rộng tín dụng dƣới chuẩn trƣớc Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế tại Mỹ từ cuối năm 2007), do đó, tính chỉ báo trong ngắn hạn bị hạn chế. Tuy nhiên, đây chính là dƣ địa để các nhà điều hành chính sách phát huy kinh nghiệm, hiểu biết về tình hình thực tế để đƣa ra quyết định chính sách dựa trên cơ sở khoa học của TR và thực trạng kinh tế vĩ mô, mục tiêu chính sách trong từng thời kỳ.
Tóm lại, với xu hƣớng lựa chọn LSCS làm mục tiêu trong điều hành CSTT nhƣ hiện nay, quy tắc Taylor giữ một vai trò quan trọng trong việc hoạch định và đánh giá sự phù hợp của chính sách lãi suất của các NHTW (hầu hết các quốc gia nhƣ Mỹ, Châu Âu, Anh, Úc, Nhật Bản, Thái Lan… đều vận dụng). Theo quan điểm của Lê Hồng Giang (SGTT 2010), CSTT hiện đại gần nhƣ tƣơng đƣơng với chính sách lãi suất; việc NHTW quyết định CSTT thắt chặt hay nới lỏng tƣơng đƣơng với việc tăng hay giảm LSCS.